LỰA CHỌN MỰC IN PHÙ HỢP

16/10/2021
Sự kiện

Cách lựa chọn mực in phù hợp với vật liệu:

  • Yêu cầu về mục đích sử dụng.
  • Công nghệ sử dụng ở in và sau in.

Các chuẩn mực của các hệ thống kiểm tra. (ngành thực phẩm, mỹ phẩm...)

Bảng Yêu cầu về mục đích sử dụng:

Mục đích sử dụng

Cấu trúc màng

Yêu cầu về mực in

Bánh kẹo.

Mực/LDPE (Hi-slip).

Ít có mùi.

Độ bóng cao.

Hệ số ma sát thấp.

Kháng nước.

Bánh snack.

OPP, Polyester/Mực/Màng ghép/Cellophane/Nylon

Ít có mùi.

Hộp đựng sữa, carton.

Mực in/LDPE/Carton

Bảo vệ sản phẩm chứa bên trong.

Kháng dầu.

Chịu được những tác động cơ hoc.

Hộp carton.

Mực in/giấy thông thường hoặc giấy tráng bóng

Chịu được những tác động cơ học (Đặc biệt là lực ma sát).

 

Công nghệ sử dụng trong in và sau in:

Công nghệ

Các thông số cần quan tâm

Flexo:

Máy in khổ lớn/Khổ nhỏ:

Hệ thống cấp mực:

2 trục:

Thông thường (Standard)

Chính xác (Fine metering)

Hệ thống cấp mực:

Dao gạt:

Thông thường (Standard)

Chính xác (Fine metering)

1. Có xử lý corona?

2. Nguyên lý khô mực?

3. Tốc độ in

4. Lực căng

5. Các lô lạnh

6. Thiết bị bơm mực, kiểm tra độ nhớt.

7. Thời gian chạy máy

8. Các thông số về bài mẫu: % mực phủ; Trapping

9. Nhiệt độ/ẩm độ môi trường

Ghép: (In-line hay Off-line?)

Ghép đùn.

Keo ghép không dung môi

Keo ghép dung môi / Keo trên cơ sở nước

Ghóp thổi màng đa lớp

1. Mực in gắn trên vật liệu.

2. Mực in bám với lớp màng ghép.

3. Xử lý Corona.

4. Có dùng lớp Verni?

5. Keo ghép khi mực in còn ướt?

6. Nhiệt độ thổi màng.

7. Thành phần màng thổi.

 

Mực in trên cơ sở dung môi hữu cơ:

Thành phần:

Dung môi: 60-80%.

Nhựa (tan trong dung môi hữu cơ): 13%.

Pigment: 8-12%

Phụ gia: 2-5%

Cơ chế khô mực: Bay hơi

Phù hợp in trên giấy và trên màng.

Thường chia làm các loại: mực cho các màng polyolefin (PE, PPP), Mực cho các màng Saran và polyester (PET); Mực cho giấy, màng kim loại (nhôm).

 

 

Thành phần mực in

Thành phần mực in

Mực in cho các màng Polyolefin

Mực cho các màng Saran và polyester

Mực cho giấy, màng kim loại (nhôm)

1

2

3

1

2

3

1

2

3

Nhựa

Nitrocellulose

2

8

12

8

10

10

15

8

10

Polyamide

23

16

0

16

5

-

-

-

-

Nhựa cứng

-

-

-

-

5

5

-

-

-

Acrylic

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Côlôphan

-

5

-

-

-

-

-

-

10

Shellac

-

-

-

-

-

-

-

16

-

Phụ gia

Chất làm dẻo

-

-

3

0-2

2-5

2-5

2-5

0-2

0-5

Hỗn hợp silicone

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

Dung môi hữu cơ

Ethanol

0-60

0-60

0-60

0-60

0-60

0-50

0-50

0-50

0-50

n-propanol

0-60

0-60

0-60

0-60

0-60

0-50

0-50

0-50

0-50

n-propylacetate

5

10

10

10

10

20

10

10

10

Neptan

10

-

-

-

-

10

-

-

-

Glycoether

-

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

0-2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khả năng ghép của nhựa

KHÔNG

KHÔNG

 

 

A

B

c

D

D

D

E

F

G

 

Ghi chú:  (Phân loại mực in)

A: Mực in bao bì, bóng, kém chịu nhiệt.

B: Độ bóng trung bình, khả năng chịu nhiệt trung bình, độ GCS thấp.

C: Độ bóng thấp, khả năng chịu nhiệt cao

D: Độ bóng trung bình, khả năng chịu nhiệt trung bình.

E: Khả năng chịu nhiệt cao nhất, Độ bóng thấp.

F: Khả năng chịu nhiệt trung bình, độ bám dính tốt.

G: Giá thành thấp, Khả năng chịu nhiệt trung bình.

 

Mực in trên cơ sở nước:

Thành phần:

Nước: 60-80%. Trong thành phần môi trường phân tán có thể cho thêm một ít dung môi hữu cơ làm tăng thêm khả năng thấm ướt của mực in lên vật liệu.

Nhựa (tan hoặc phân tán trong nước): 13%.

Pigment: 8-12%. Thông Ihường, pigment sử đụng trong loại mực in này có độ đậm cao hơn so với mực in trên cơ sỏ dung môi hữu cơ. Do vậy, trên thực tế có thể in lớp mực mỏng hơn.

Phụ gia: 2-5%.

Cơ chế khô mực: thấm hút 70%; bay hơi 30%.

Một số vấn đề cần lưu ý khi in với mực trên cơ sở là nước:

Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ khô mực: Giảm độ dày lớp mực; Tăng nhiệt độ; Tăng lượng không khí luân chuyển; Kéo dài bộ phận sấy; Giẫm tốc độ in.

Khả năng tạo bọt của mực in trên cơ sở nước thường cao hơn so với mực in trên cơ sở dung môi. Do vậy, có thể sử dụng những các sau để hạn chế tạo bọt: chất chống tạo bọt: bơm mực dạng ống (không dùng dạng ly tâm); Lớp mực in phải ở mức cao.

Vân đề làm sạch trục Anilox phải được thực hiện ngay khi kết thúc đơn hàng hoặc trước khi dừng máy in nghỉ giữa giờ.

 

Mực in UV:

Thành phần:

Nhựa: các polymer mạch ngấn, các monomer (VD: acrylate: CH2=CH-C-0- hoặc nhựa epoxy: Là dạng nhựa dẻo nhiệt trong thành phần có chứa liên kết C-O-C).

Chất kích hoạt: 10-15% (hay còn gọi là chất nhạy: các chất này có khả năng tạo phản ứng polymer hoá dưới tác dụng của tia cực tím).

Pigment: 14-20%.

Phụ gia: 2-5%.

Cơ chế khô mực: Nhờ năng lượng đèn uv (tạo phản ứng hoá học). Do vậy, đèn uv phải được đặt ngay sau mỗi đớn vị in. Trong trường hợp những máy in CI, thì đèn uv phải được đăl giữa những đơn vị in.

 

Một số vấn đề cần lưu ý khi in với mực UV:

Mực in là loại hoàn toàn không chứa dung môi hữu cơ nên lớp mực in là rất mỏng. Do vậy, tần số trục Anilox thường phải cao và các lỗ cell phải nông. Hệ thống cấp mực thường là hệ kín với dao gạt mực (chamberred doctor blade system).

Khi in trên màng thì độ bám dính của mực in uv cần được kiểm tra cẩn thận trước khi in sản lượng. Màng cần được xử lý Corona trước.

Với đèn UV-C (bước sóng 100-280nm) thì tốc độ khô mực in là nhanh nhất. Tuy nhiên, với các bức xạ này có thể gây hại cho mắt và da của công nhân

 

Độ nhớt của mực in:

Trên thực tế, độ nhớt của mực in Flexo thường được đo bằng cốc đo số 4. Thông thường, mực in được đưa đến nhà in không phải với độ nhớt khi in mà thường với độ nhớt cao hơn. Sau đó, khi in mực in mới được pha thêm dung môi cho đạt độ nhớt cần thiết.

Độ nhớt khi in trên màng: 20-30s (cốc số 4); 18-25s khi in trên giấy. Một số dạng của cốc đo độ nhớt.

 

Một số cốc đo độ nhớt cho mực in Flexo

 

Sự phụ thuộc của độ nhớt vào nhiệt độ trong các hệ mực khác nhau.

A: Mực A, nhựa Polyamide với pigment hữu cơ màu.

B: Mực B, nhựa Polyamide với pigment vô cơ trắng.

C: Mực c, nhựa Nitrocellulose với pigment hữu cơ màu.

D: Mực D, nhựa Nitrocellulose với pigment vô cơ trắng.

E: Mực E, Mực trên cớ sở nước với pigment hữu cơ màu.

F: Mực F, Mực trên cơ sở nước với pigment vô cơ trắng.

 

Độ nhớt mực in Flexo phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ. Ngoài ra độ nhớt của mực in cũng phụ thuộc vào dạng nhựa sử dụng để điều chế mực in.

 

Cách pha mực

Cần lưu ý rằng không nên pha mực từ những loại mực có mã khác nhau, cũng như là các loại mực từ những dung môi khác nhau mà không tham khảo ý kiến của nhà cung cấp mực.

 

Pha mực thủ công

Việc pha mực thủ công có thể bắt đầu từ những khái niệm liên quan đến lý thuyết màu.

Có thể thực hiện từ hiểu biết về vòng tròn màu. Từ 3 màu cơ bản của hệ màu CMYK, ta có thể có được các màu mở rộng. Nhưng số màu này trên thực tế thường là không đủ. Có rất nhiều những màu sáng, sạch... không thể tạo ra từ những màu cơ bản này. Ví dụ như không thể tạo ra được màu tím rực rỡ từ màu Cyan và Magenta.

Trong vòng tròn màu thì những màu phụ thì nằm đối với nhau. Trong tổng hợp trừ màu thì trừ của 3 màu cơ bản CYM cho ta màu đen còn khi pha 2 màu nằm kế nhau trên vòng tròn màu thì luôn cho ta màu sáng hơn là pha 2 màu nằm xa nhau hơn trên vòng tròn màu. Trộn màu Cyan với màu Yellovv cho ta màu xanh lá sạch và sáng hơn nhiều khi trộn màu Cyan với màu vàng cam (nằm xa Cyan hơn trên vòng tròn màu).

 

Vòng tròn màu

 

Vòng tròn màu được tạo ra từ ba màu cơ bản Cyan, Magenta và Yellow.

 

Các màu xanh tím nhận được bằng cách trộn các màu xanh khác nhau với màu Magenta
Các màu xanh lá nhận được bằng cách trộn màu vàng khác nhau với màu Cyan.


Có thể thấy rõ hơn trong ví dụ màu được tạo ra sẽ khác biệt nhau khá lớn khi trộn hai màu nằm kế cận nhau trên vòng tròn màu. Ta có thể nhận được những màu cam rất khác biệt nhau: khi trộn hai màu vàng cam nằm kế nhau ta được màu cam sáng; còn khi trộn màu Yellow với màu Magenta ta sẽ được màu cam xỉn màu hơn.

Tiếp theo ta sẽ xem xét trường hợp các mực màu sẽ tạo ra màu sắc như thế nào khi trộn với mực đen và mực trắng.

Khi trộn trực tiếp mực trắng với mực màu ta sê nhận được những màu nhạt màu hơn. Đặc biệt hơn ta thường trộn mực trắng với mực màu khi mong muốn mực in có tính phủ cao. Điều này thường có ứng dụng khi ta in trên giấy vàng, mực in sẽ có khả năng che phủ một phần màu của giấy. Do đó, chất lượng hình ảnh được in ra sẽ tốt hơn. Nhưng đi kèm đó, khi thêm mực trắng vào thì mực màu thường có vẻ dơ hơn. Và hơn thế, khi pha mực màu với mực trắng thì cường độ màu sẽ giảm đi. Trên thực tế, trong những trường hợp cần phải làm sáng màu những mực quá đậm thì việc cho thêm mực trắng vào thường không đạt kết quả tốt.

 

Các màu cam được tạo ra khi pha trộn Màu Magenta khi pha với mực trắng (phải)

 

Đối với các màu nâu, màu ôliu và ngay cả các màu xám thì việc pha thêm vào mực đen đóng vai trò khá quan trọng. Với tỉ lệ mực màu và mực đen khác nhau ta có thể thu được những màu có tông độ khác nhau.

 

Các màu nâu khác nhau thu được khi pha trộn màu cam với tỉ lệ màu đen khác nhau. Mực màu khi pha trộn cùng tỉ lệ mực đen.

 

Từ màu xanh, màu đen cùng các tông độ khác nhau của mực màu vàng ta có thể thu được những màu xanh oliu khác nhau. Tương tự, ta có các màu xám ngả đỏ, ngả vàng, ngả xanh khi pha mực đen với một lượng nhỏ mực màu

 

Các màu xanh khác nhau khi pha trộn các màu vàng cam với màu đen và màu xanh Cyan. Mực màu xám khác nhau khi pha mực đen với mực màu.

 

Khi pha mực trắng vào các mực màu ta có vòng tròn màu nhạt đi. Các mực này thường được ứng dụng khi in trên bao bì và giấy dán tường.

Nói tóm lại, từ các mực màu cơ bản nếu như nắm được nguyên tắc ta có thể pha được rất nhiều mực màu khác nhau. Các mực màu này thường được dùng như mực pha khi in nền hoặc dùng để in chữ có màu đặc trưng (Vì do đặc điểm của phương pháp in Flexo, nên nếu như in Offset thường chỉ in 4 màu CMYK nhưng khi in mẫu tương tự bằng phương pháp in Flexo, để đạt chất lượng tương đương thì ta cỏ thể phải chuyển qua in bằng 5, 6 màu).

 

Vòng tròn màu được tạo ra từ pha các mực màu từ 3 màu cơ bản CMY với mực trắng.

 

Pha mực với sự trợ giúp của các máy so màu spectrophotometer:

Để năng suất pha mực cao hơn và chính xác hơn thì ngày nay có rất nhiều những máy so màu quang phổ được sử dụng (Hình 3-19). Với sự trợ giúp của những máy này và các phần mềm xử lý, người ta dễ dàng pha mực đúng theo mẫu. Hơn nữa việc đo và lưu trữ những mực đang có trong xí nghiệp sẽ cho ta có được thư viện màu. Sau đó, khi pha mực mới thì máy tính có thể cho ta biết những công thức pha mực tối ưu từ những mực có trong thư viện màu này.

Đặc điểm của các thiết bị này:

Hệ màu đo: CIELab.

Nguồn sáng: D50, D65, A, c...

Góc đo: 45°/0°

Spectrophotometer SPM 100 hãng Gretag Spectrodensitometer 938 hãng X-Rite
Chia sẻ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ứng dụng thực tiễn của bản in kẽm trong ngành in ấn

Tìm hiểu về bản in kẽm, công nghệ in ấn giúp tạo ra sản phẩm sắc nét, bền lâu, ứng dụng chủ yếu trong ngành in bao bì, sách báo và các ấn phẩm.

Những mẹo lựa chọn giá khuôn bế để tiết kiệm chi phí

Tìm hiểu những mẹo giúp lựa chọn giá khuôn bế hợp lý để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm bao bì.

Tìm hiểu các loại vật liệu làm khuôn bế hộp phổ biến nhất

Khuôn bế hộp là một yếu tố quan trọng trong sản xuất bao bì. Tìm hiểu các loại vật liệu phổ biến giúp tối ưu hiệu quả và độ bền của khuôn trong quá trình sử dụng.

Các loại khuôn bế thùng carton thông dụng trên thị trường hiện nay

Hiểu rõ các loại khuôn bế thùng carton sẽ giúp bạn chọn sản phẩm phù hợp. Tìm hiểu ngay về đặc điểm từng loại khuôn phổ biến hiện nay.

Cách kiểm tra chất lượng khuôn bế carton trước khi sử dụng

Khuôn bế carton không đạt chuẩn có thể gây ảnh hưởng lớn đến sản phẩm. Khám phá cách kiểm tra chất lượng khuôn trước khi sử dụng để tối ưu quy trình sản xuất.

Khuôn bế hộp giấy và những sai lầm cần tránh khi sử dụng

Khuôn bế hộp giấy là công cụ quan trọng trong ngành bao bì. Tìm hiểu ngay những sai lầm phổ biến khi sử dụng và cách khắc phục để đạt hiệu quả cao nhất.